Hình thức kinh doanh nhượng quyền thương hiệu hiện nay khá phổ biến trên thị trường Việt Nam. Với loại hình kinh doanh này, bên nhượng quyền sẽ cho phép bên nhận quyền sử dụng mô hình kinh doanh và thương hiệu của mình trong một khoảng thời gian nhất định theo thỏa thuận. Vậy cụ thể thì tình hình khởi nghiệp với mô hình này ở nước ta đang như thế nào? Hãy cùng tham khảo bài viết sau!
>>> Xem thêm: Những rủi ro có thể gặp phải khi bắt đầu kinh doanh bánh mì Thổ Nhĩ Kỳ
Nhượng quyền thương hiệu là gì?
Nhượng quyền thương hiệu là một mô hình kinh doanh cho phép bên nhận quyền tiết kiệm nhiều thời gian và công sức trong việc xây dựng thương hiệu của riêng mình bằng cách được sử dụng kiến thức, quy trình và nhãn hiệu kinh doanh độc quyền – thường là đã có sẵn tên tuổi – của bên công ty nhượng quyền.
Ví dụ: Công ty Cổ phần thực phẩm Quốc tế Torki Food sẽ thu phí nhượng quyền thương hiệu và phí cấp phép hàng năm để bên nhận quyền được kinh doanh trọn gói sản phẩm bánh mì Thổ Nhĩ Kỳ Kebab Torki nổi tiếng trên thị trường. Tất cả trang thiết bị và cách làm bánh mì kebab sao cho chuẩn vị sẽ được chuyển giao, hỗ trợ và hướng dẫn tận tình cho đối tác.
>>> Xem thêm: Kinh doanh bánh mì Thổ Nhĩ Kỳ có phải là lựa chọn đúng đắn?
Tình hình nhượng quyền thương hiệu ở Việt Nam
Mô hình kinh doanh thương hiệu không còn xa lạ với các nước phát triển với các thương hiệu nổi tiếng toàn cầu như McDonald, KFC, Lotteria… Còn đối với thị trường Việt Nam, nhượng quyền thương mại có thể nói là vẫn còn khá non trẻ nhưng hiện tại đã thu hút được sự chú ý nhất định từ các nhà đầu tư. Không phải là một mô hình kinh doanh ngắn hạn, hình thức kinh doanh này là một cuộc đầu tư lâu dài và sẽ là xu hướng kinh doanh của Việt Nam trong tương lai.
Các mô hình nhượng quyền kinh doanh ăn uống đang diễn ra sôi động ở thị trường Việt
>>> Xem thêm: Thương hiệu bánh mì Thổ Nhĩ Kỳ Kebab Torki uy tín như thế nào
Kinh doanh nhượng quyền dành cho ai?
Nếu bạn, Bạn chỉ đang muốn thử sức kinh doanh, thì lựa chọn kinh doanh nhượng quyền sẽ là giải pháp an toàn.
Do tính chất ràng buộc với thương hiệu “mẹ” và công ty chủ quản, đối tác bắt buộc phải đảm bảo cơ sở kinh doanh của mình đáp ứng được chỉ tiêu chất lượng của cả hệ thống, từ đó ít nhiều bị bó buộc. Vì thế nếu bạn đầy tham vọng và mong muốn nắm toàn quyền lèo lái công việc kinh doanh theo ý mình muốn, thêm vào đó lại có đầy đủ nguồn lực như tài chính, kinh nghiệm quản lý, đội ngũ hỗ trợ, v.v… bạn có thể nghĩ đến việc làm chủ một thương hiệu riêng của mình.
Còn ngược lại, nếu bạn là người mới bắt đầu kinh doanh, chưa có nhiều kinh nghiệm xây dựng thương hiệu hay am hiểu về thị trường, thì kinh doanh nhượng quyền sẽ là giải pháp an toàn và tiết kiệm thời gian, công sức cho bạn.
Hãy xem xét mục tiêu kinh doanh và nguồn lực để tìm ra hình thức kinh doanh phù hợp cho riêng mình nhé!
>>> Xem thêm: Khởi đầu của bánh mì Kebab Torki tại thị trường Việt Nam