Bánh mì kebab hiện là một sản phẩm được nhiều người lựa chọn kinh doanh. Nếu đang có dự tính bắt tay vào mở một cửa hàng bán loại bánh mì này thì bạn nên bỏ qua chút thời gian tìm hiểu về mô hình kinh doanh nhượng quyền thương hiệu của Kebab Torki. Đây là một hình thức đầu tư giàu lợi nhuận cho bạn đấy |
Thế nào là hình thức kinh doanh nhượng quyền Kebab Torki?
Kebab Torki là một thương hiệu bánh mì Thổ Nhĩ Kỳ của công ty Cổ phần Torki Food, ra đời vào năm 2014. Mới đi vào hoạt động không lâu nhưng mô hình kinh doanh của Kebab Torki rất hiệu quả, ghi dấu ấn trong lòng người tiêu dùng với những chiếc bánh mì doner kebab thơm ngon hấp dẫn và đem lại nhiều lợi ích cho những đối tác nhượng quyền trên toàn hệ thống.
Trước khi tìm hiểu về cách thức nhượng quyền kinh doanh thương hiệu Kebab Torki, bạn cần hiểu rõ nhượng quyền kinh doanh là gì.
Nói một cách đơn giản, thay vì phải xây dựng một thương hiệu từ trong trứng nước – điều không hề dễ dàng, bạn có thể tìm kiếm một thương hiệu đã có uy tín trên thị trường để ký hợp đồng nhượng quyền. Bạn sẽ trả một khoản phí gọi là phí nhượng quyền và với hợp đồng này, bạn sẽ được trao quyền sử dụng thương hiệu ấy và hoạt động theo quy trình mà công ty chủ quản đưa ra.
Ở đây, công ty chủ quản ấy là Torki Food với thương hiệu Kebab Torki. Muốn biết thêm về điều kiện nhận nhượng quyền kinh doanh Kebab Torki, bạn có thể đọc thêm ở đây nhé
2. Lợi ích khi nhận nhượng quyền kinh doanh thương hiệu Kebab Torki
Khi là đối tác của Torki, bạn sẽ được cung cấp nguyên liệu tươi ngon, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và hương vị được đại đa số công chúng ủng hộ. Chưa hết, bạn sẽ còn được hỗ trợ trong việc quảng bá sản phẩm và cửa hàng của mình để tăng doanh số nhanh hơn.
Bài viết này đã giới thiệu sơ qua cho bạn một mô hình kinh doanh mới mẻ nhưng hiệu quả. Với việc nhượng quyền một thương hiệu đã có tiếng tăm trong mắt người tiêu dùng như Kebab Torki thì bạn đã có đến 50% cơ hội thành công trong việc kinh doanh bánh mì kebab rồi đấy.
Còn 50% thành công còn lại ở đâu ư, cũng như những công việc khác thôi, nó ở sự nỗ lực chăm chỉ và khả năng quản lý của bạn đấy.